Các Hình Thức Bảo Vệ Màng Chống Thấm HDPE

1. Sử dụng màng HDPE chống thấm cho ao, hồ trữ nước và chứa nước thải:

– Trên vùng đất chứa nhiều sỏi sạn, đá dăm hoặc những nơi chịu tác động như đá lăn, sóng gió, va chạm của vật nổi có nguy cơ làm thủng, hư hại màng chống thấm HDPE thì cần phải thiết kế lớp bảo vệ để tránh những tác động này.

– Lớp bảo vệ có tác dụng bảo vệ màng chống thấm khỏi các tác động cơ học ngắn hạn như sự chọc thủng của các vật sắc nhọn, tải trọng thi công và tác động mang tính chất dài hạn gây ra hiện tượng kéo dãn, lão hoá qua quá trình sử dụng.

– Các hình thức lớp bảo vệ được lựa chọn dựa trên cấu trúc, đặc điểm địa chất của công trình và loại tải trọng tác động.

2. Bảo vệ phía dưới màng chống thấm:

– Bảo vệ bằng vải địa kỹ thuật: Áp dụng khi đất không có sỏi sạn, dị vật có nguy cơ gây hại cho màng HDPE.

– Bảo vệ bằng cách kết hợp vải địa kỹ thuật: Trường hợp nền có nhiều khe nứt, nhiều vật sắc nhọn, nền là vật liệu rỗng, xốp thì rải một lớp vải địa kỹ thuật sau đó đổ cát lên tạo thành lớp bảo vệ phía dưới màng chống thấm.

3. Bảo vệ phía trên màng chống thấm:

– Bảo vệ bằng lớp đất phủ trên: Sử dụng lớp đất phủ bảo vệ mặt trên của màng chống thấm, độ dày của lớp này phải được tính toán cho từng điều kiện cụ thể đảm bảo sự bền vững và ổn định trong quá trình khai thác, vận hành.

– Bảo vệ bằng bê tông cốt thép: thiết kế thành từng ô, phía dưới trải một lớp đệm bằng vải địa kỹ thuật hoặc vải bạt dứa.

– Bảo vệ bằng các vật liệu khác như là lớp cấu trúc tổ ong ( Geocell, Geoweb ) bằng vật liệu HDPE được đổ đá hoặc bê tông.

Chi Tiết Các Hình Thức Liên Kết Của Màng HDPE:

1 Cấu tạo rãnh neo (ghim màng chống thấm):

a) Các hình thức bố trí: (như hình)

 

b) Yêu cầu cấu tạo:

– Phần vải trong rãnh neo không được có mối hàn, không có những hình dạng bất thường để tránh phá huỷ vật liệu.

– Đất đổ vào rãnh neo sau khi lắp đặt màng chống thấm phải được đầm chặt với K  0.95 ( việc đổ đất phải tiến hành ngay sau khi trải màng địa kỹ thuât).

2 Tiếp nối màng chống thấm với các kết cấu khác:

2.1 Tiếp nối màng chống thấm với kết cấu bê tông, gạch, đá xây:

a) Kết nối bằng vật liên kết:

– Vật liên kết là các chi tiết bằng polymer chế tạo sẵn, có cùng thành phần cấu tạo với màng chống thấm, kiểu dáng rất đa dạng ( dạng chữ I,C, E, Omega) và nhiều kích thước khác nhau:

– Vật liên kết được lắp đặt đồng thời trong khi thi công các kết cấu bêtông, gạch đá chẳng hạn Polylock gắn vào cốt thép hoặc cốp pha khi đổ bê tông.

b) Kết nối bằng bu lông, nẹp và gioăng cao su:

– Gioăng cao su chế tạo có thành phần phù hợp với mục đích chống thấm: để chống thấm công trình trữ chất thải và để chống thấm hồ chứa thì dùng gioăng là cao su Neoprene hoặc Nitrine. Đối với bể nước sinh hoạt thì trong thành phần phụ gia gioăng cao su không có chất độc hại.

– Nẹp, bu lông, vòng đệm chế tạo từ thép không rỉ.

2.2 Tiếp nối màng chống thấm với đường ống:

a) Sơ đồ nối tiếp màng chống thấm với đường ống:

b) Các chi tiết để nối màng chống thấm với đường ống chế tạo bằng các loại vật liệu (thép, bê tông, nhựa) gồm:

Liên hệ

Copyright © 2021 Công Ty TNHH Sản Xuất & Thương Mại Kiệt Kiệt